Những bộ phận cơ bản của đồng hồ đeo tay
01/05/2019
Kiến thức về đồng hồ đeo tay như một đại dương vô tận. Chỉ những ai có đủ kiên nhẫn, đam mê mới có thể hiểu, say mê chúng như say mê ngắm những cỗ máy thời gian. Hãy cùng tìm hiểu về 3 bộ phận quan trọng nhất trong một cỗ máy thời gian, đó là bộ máy - trái tim đồng hồ, lớp áo giáp - vỏ đồng hồ và chiếc khiên vững chắc - kính đồng hồ.
1.Hiểu về trái tim đồng hồ - Kiến thức cơ bản về đồng hồ cần có
Nếu như trái tim là nơi nhịp sống của con người, nơi chất chứa tình cảm thì với đồng hồ, bộ máy cũng như là trái tim sống. Nơi hội tụ tinh túy trong chế tác của nghệ nhân, nơi điều khiển hoạt động cho toàn bộ hoạt động của đồng hồ.
Máy đồng hồ được chia làm 2 loại chính là máy cơ và quartz.
Máy cơ là loại máy chạy bằng năng lượng từ dây cót, không dùng pin. Năng lượng của đồng hồ được tạo thành bởi một nguồn năng lượng lấy từ cuộn dây cót chính, được kết nối với một bánh tạ (có hình bán nguyệt). Đồng hồ cơ chia là 2 loại là Handwinding (lên dây cót bằng tay) và Automatic (tự động lên dây cót).
Máy đồng hồ được chia làm 2 loại chính là máy cơ và quartz.
Máy cơ là loại máy chạy bằng năng lượng từ dây cót, không dùng pin. Năng lượng của đồng hồ được tạo thành bởi một nguồn năng lượng lấy từ cuộn dây cót chính, được kết nối với một bánh tạ (có hình bán nguyệt). Đồng hồ cơ chia là 2 loại là Handwinding (lên dây cót bằng tay) và Automatic (tự động lên dây cót).
Handwinding là loại máy mà người đeo cần phải lên dây cót định kì, để cung cấp năng lượng cho đồng hồ hoat động.
Automatic là loại máy có thể tự lên dây cót. Đồng hồ có thể tự lên dây cót nhờ chuyển động của cánh tay người đeo. Điều này mang lại thuận lợi cho cả người đeo và những cỗ máy thời gian. Chỉ cần chuyển động cánh tay, dựa trên nguyên tắc lực hút của trái đất, một roto xoay và chuyển năng lượng của nó cho lò xo qua một cơ chế thích hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho những cỗ máy thời gian, người sở hữu cỗ máy automatic được khuyên nên lên dây cót bổ sung cho cỗ máy, để chúng được hoạt động trơn tru.
2.Kính đồng hồ-Chiếc khiên bảo vệ cho trái tim đồng hồ
Nếu như bộ máy được ví như trái tim đồng hồ thì lớp kính đồng hồ được ví như lớp da thịt bao bọc cho khung xương. Lớp kính đồng hồ trong suốt, nhìn tưởng chừng mỏng manh ấy lại có sức mạnh khó đoán biết.
Automatic là loại máy có thể tự lên dây cót. Đồng hồ có thể tự lên dây cót nhờ chuyển động của cánh tay người đeo. Điều này mang lại thuận lợi cho cả người đeo và những cỗ máy thời gian. Chỉ cần chuyển động cánh tay, dựa trên nguyên tắc lực hút của trái đất, một roto xoay và chuyển năng lượng của nó cho lò xo qua một cơ chế thích hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho những cỗ máy thời gian, người sở hữu cỗ máy automatic được khuyên nên lên dây cót bổ sung cho cỗ máy, để chúng được hoạt động trơn tru.
2.Kính đồng hồ-Chiếc khiên bảo vệ cho trái tim đồng hồ
Nếu như bộ máy được ví như trái tim đồng hồ thì lớp kính đồng hồ được ví như lớp da thịt bao bọc cho khung xương. Lớp kính đồng hồ trong suốt, nhìn tưởng chừng mỏng manh ấy lại có sức mạnh khó đoán biết.
Kính đồng hồ là kiến thức về đồng hồ đeo tay tiếp theo sẽ được giới thiệu trong bài viết này.
Kính đồng hồ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Trong đó có 3 chất liệu chính là Sapphire, Mica và Mineral Glass.
Kính Mica
Đây thực chất không phải là một loại kính mà là nhựa tổng hợp trong suốt. Loại kính này thường dễ bị mờ, chầy xước và không có khả năng đánh bóng được.
Loại kính này thường chỉ dùng có các sản phẩm đồng hồ trẻ em rẻ tiền, hoặc những sản phẩm sản xuất với phiên bản giới hạn.
Kính sapphire
Là loại đá trong suốt, có độ cứng chỉ sau kim cương. Không dễ dàng bị trầy xước, trừ khi lấy kim cường trà xát lên sapphire hoặc cạnh lá lúa. Tuy nhiên, điểm yếu của kính sapphire là giòn, nên dễ vỡ khi va chạm nhẹ. Kính sapphire chia làm 3 loại là sapphire tráng mỏng, sapphire tráng dầy và sapphire khối.
Sapphire tráng mỏng là loại kính thường, nhưng được tráng một lớp mỏng sapphire bên trên. Sau khi dùng một thời gian, lớp sapphire mỏng sẽ bị bong tróc, chỉ còn lại kính thông thường. Loại kính này thường giòn, dễ vỡ khi va chạm, dù là rất nhẹ.
Sapphire tráng dầy. Là loại kính như sapphire tráng mỏng, nhưng lớp sapphire được tráng dầy hơn.
Sapphire tráng dầy là loại tốt nhất trong các loại kính sapphire. Có độ cứng lên tới 9 điểm, chỉ thua kim cương. Loại kính này có độ chống xước cực tốt, có thể mài xuống bê tông mà không hề xước.
Kính sapphire tráng dầy thường được lắp đặt cho những thiết kế cao cấp, đắt tiền như các mẫu đồng hồ Thụy Sỹ, Nhật Bản.....
Kính Mineral Glass
Loại áo giáp thứ 3 được những nhà chế tác chọn lựa để bảo vệ cho những thiết kế tinh xảo đó là kính Mineral Glass. Là một loại kính khoáng chất, tận dụng được những ưu điểm của sapphire và khắc phục được nhược điểm của kính Mica.
Kính Mineral Glass có khả năng chống trầy tốt, không giòn như sapphire và có khả năng đánh bóng lại như mới. Tuy nhiên loại kính này lại có khả năng chịu lực kém, không tốt như kính sapphire.
Không được ưa chuộng ở những sản phẩm cao cấp nhưng Mineral Glass lại được ưa chuộng khá nhiều ở những sản phẩm có giá tầm trung và thấp của các thương hiệu như Seiko, Orient….
Kính đồng hồ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Trong đó có 3 chất liệu chính là Sapphire, Mica và Mineral Glass.
Kính Mica
Đây thực chất không phải là một loại kính mà là nhựa tổng hợp trong suốt. Loại kính này thường dễ bị mờ, chầy xước và không có khả năng đánh bóng được.
Loại kính này thường chỉ dùng có các sản phẩm đồng hồ trẻ em rẻ tiền, hoặc những sản phẩm sản xuất với phiên bản giới hạn.
Kính sapphire
Là loại đá trong suốt, có độ cứng chỉ sau kim cương. Không dễ dàng bị trầy xước, trừ khi lấy kim cường trà xát lên sapphire hoặc cạnh lá lúa. Tuy nhiên, điểm yếu của kính sapphire là giòn, nên dễ vỡ khi va chạm nhẹ. Kính sapphire chia làm 3 loại là sapphire tráng mỏng, sapphire tráng dầy và sapphire khối.
Sapphire tráng mỏng là loại kính thường, nhưng được tráng một lớp mỏng sapphire bên trên. Sau khi dùng một thời gian, lớp sapphire mỏng sẽ bị bong tróc, chỉ còn lại kính thông thường. Loại kính này thường giòn, dễ vỡ khi va chạm, dù là rất nhẹ.
Sapphire tráng dầy. Là loại kính như sapphire tráng mỏng, nhưng lớp sapphire được tráng dầy hơn.
Sapphire tráng dầy là loại tốt nhất trong các loại kính sapphire. Có độ cứng lên tới 9 điểm, chỉ thua kim cương. Loại kính này có độ chống xước cực tốt, có thể mài xuống bê tông mà không hề xước.
Kính sapphire tráng dầy thường được lắp đặt cho những thiết kế cao cấp, đắt tiền như các mẫu đồng hồ Thụy Sỹ, Nhật Bản.....
Kính Mineral Glass
Loại áo giáp thứ 3 được những nhà chế tác chọn lựa để bảo vệ cho những thiết kế tinh xảo đó là kính Mineral Glass. Là một loại kính khoáng chất, tận dụng được những ưu điểm của sapphire và khắc phục được nhược điểm của kính Mica.
Kính Mineral Glass có khả năng chống trầy tốt, không giòn như sapphire và có khả năng đánh bóng lại như mới. Tuy nhiên loại kính này lại có khả năng chịu lực kém, không tốt như kính sapphire.
Không được ưa chuộng ở những sản phẩm cao cấp nhưng Mineral Glass lại được ưa chuộng khá nhiều ở những sản phẩm có giá tầm trung và thấp của các thương hiệu như Seiko, Orient….
3. Vỏ đồng hồ-Chiếc áo giáp vững chắc
Nếu như kính đồng hồ là lớp trang điểm hoàn hảo thì vỏ đồng hồ là bộ trang phục hoàn hảo, tôn lên vóc dáng, vẻ đẹp của những cỗ máy thời gian.
Vỏ đồng hồ cũng được tạo nên bởi nhiều loại chất liệu.
Vỏ đồng hồ cũng được tạo nên bởi nhiều loại chất liệu.
Thép không gỉ
Đây là chất liệu được sử dụng khá phổ biến. Với đặc tính bền, không dễ bị oxi hóa hay han gỉ. Nếu mạ vàng trên những chất liệu thép này thì màu vàng bền, bám lâu và sáng bóng.
Chất liệu thép không gỉ được sử dụng ở hầu hết các thiết kế thường là thép 316L. Chất thép bền, chống chịu trước nhiều hiện tượng vật lý. Tuy nhiên, cũng có một loại thép khác được Rolex- thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ nổi tiếng nghiên cứu và sản xuất riêng cho thương hiệu của mình, thép 914L.
Ngoài thép không gỉ, để hiểu sâu hơn về kiến thức về đồng hồ đeo tay, hãy chú ý đến một số chất liệu khác.
Vỏ hợp kim Titanium. Là một loại chất liệu có đặc tính là siêu bền, siêu nhẹ, siêu cứng. Titanium đem lại cho người dùng cảm giác mới lạ, khi đeo đồng hồ mà cảm giác như không.
Vỏ hợp kim chống xước, gốm công nghệ cao. Chất liệu này có lõi bằng thép hoặc titanium bọc hợp kim hoặc đá. Có độ chống va đập cao và chống xước khá tốt, ngang sapphire.
Hiểu những kiến thức cơ bản đồng hồ cũng như việc lật giở từng trang sách. Chỉ những người đủ kiên nhẫn, đam mê và yêu thương mới có thể hiểu hết những điều bí ẩn, ẩn chứa đằng sau cỗ máy nhỏ bé đó. Hãy luôn giữ lửa đam mê với những cỗ máy thời gian. Bởi đó không chỉ là cái thú chơi, mà còn thể hiện được cá tính, bản chất của chính người chơi.
Đây là chất liệu được sử dụng khá phổ biến. Với đặc tính bền, không dễ bị oxi hóa hay han gỉ. Nếu mạ vàng trên những chất liệu thép này thì màu vàng bền, bám lâu và sáng bóng.
Chất liệu thép không gỉ được sử dụng ở hầu hết các thiết kế thường là thép 316L. Chất thép bền, chống chịu trước nhiều hiện tượng vật lý. Tuy nhiên, cũng có một loại thép khác được Rolex- thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ nổi tiếng nghiên cứu và sản xuất riêng cho thương hiệu của mình, thép 914L.
Ngoài thép không gỉ, để hiểu sâu hơn về kiến thức về đồng hồ đeo tay, hãy chú ý đến một số chất liệu khác.
Vỏ hợp kim Titanium. Là một loại chất liệu có đặc tính là siêu bền, siêu nhẹ, siêu cứng. Titanium đem lại cho người dùng cảm giác mới lạ, khi đeo đồng hồ mà cảm giác như không.
Vỏ hợp kim chống xước, gốm công nghệ cao. Chất liệu này có lõi bằng thép hoặc titanium bọc hợp kim hoặc đá. Có độ chống va đập cao và chống xước khá tốt, ngang sapphire.
Hiểu những kiến thức cơ bản đồng hồ cũng như việc lật giở từng trang sách. Chỉ những người đủ kiên nhẫn, đam mê và yêu thương mới có thể hiểu hết những điều bí ẩn, ẩn chứa đằng sau cỗ máy nhỏ bé đó. Hãy luôn giữ lửa đam mê với những cỗ máy thời gian. Bởi đó không chỉ là cái thú chơi, mà còn thể hiện được cá tính, bản chất của chính người chơi.