Eye width: 51mm
Bridge Size: 19mm
Temple Length: 145mm
Black Plastic Frame And Temple with Gold Hardware
100% UV Protection
Made in Italy
Includes: Givenchy case (may vary from picture), cloth and paperwork
Eye width: 51mm
Bridge Size: 19mm
Temple Length: 145mm
1. Tính biểu tượng
Xuất hiện như một “hoàng tử bé” ngay trong lòng Paris hoa lệ, nơi mà thời trang Pháp đã vực dậy mạnh mẽ sau trường kỳ thế chiến đầy ảm đạm, Givenchy nổi bật riêng mình với nét hiện đại, tao nhã và nữ tính đặc trưng. Các thiết kế của chàng trai trẻ Hubert de Givenchy là sự ân sủng, trân quý và tôn vinh vẻ đẹp yêu kiều của phụ nữ.
Đến dưới thời đại của Riccardo Tisci, một tín đồ của trường phái Gothic và siêu thực, thương hiệu Givenchy hình thành bản chất thời trang “tinh vi” với niềm cảm hứng huyền bí. Những cô gái của Givenchy ẩn chứa sự thu hút và quyến rũ bên dưới lớp vỏ gai góc và lãnh đạm. Di sản của Givenchyđược Riccardo kế thừa hình bóng, ý niệm và tính cấu trúc. Tuy nhiên, Givenchy của Riccardo thiên nhiều về họa tiết và tính trang trí, cá tính nổi loạn hòa hợp cùng “DNA” của thương hiệu, hình thành phong cách thiết kế mang tính cổ tích và thần thoại hiện đại, đậm chất thẩm mỹ và tinh thần của thời trang Ý.
2. Lịch sử thương hiệu
Nhà sáng lập Hubert de Givenchy là người Pháp gốc Ý, sinh năm 1927. Năm 17 tuổi, Givenchy rời quê nhà Beauvais đến Paris và theo học tại trường nghệ thuật École des Beaux-Arts. Trong giai đoạn hậu thế chiến II, Givenchy làm việc cho các nhà thời trang có tiếng tăm như Jacques Fath (1945), Robert Piguet và Lucien Lelong (1946). Năm 1950, ông trở thành phụ tá đầu tiên của Elsa Schiaparelli và được bổ nhiệm là giám đốc sáng tạo. Năm 1952, Givenchy thành lập thương hiệu riêng của mình tại Plaine Monceau, Paris. Ông được xem là tài năng trẻ tuổi nhất trong làng thời trang mới của Paris lúc bấy giờ.
Cuộc gặp gỡ giữa Givenchy và Audrey Hepburn từ năm 1953, đã trở thành chất xúc tác mãnh liệt phong cách thời trang của ông. Cristóbal Balenciaga được xem là thần tượng, và có sức ảnh hưởng lớn nhất trong sự nghiệp của Givenchy, gắn liền với sự ra đời của Givenchy Haute Couture năm 1970.
Givenchy bắt đầu được chủ quản bởi tập đoàn LVMH từ năm 1988. Đến năm 1995, Hubert de Givenchy quyết định giải nghệ, các thế hệ kế nhiệm của nhà Givenchy là những tên tuổi của làng thời trang thế giới như John Galliano, Alexander McQueen và Julien Macdonald. Từ tháng 2/2005, Riccardo Tisci trở thành giám đốc sáng tạo của thương hiệu cho đến nay.
Trong suốt triều đại của nhà thiết kế sáng lập Hubert de Givenchy, nguồn cảm hứng sáng tạo bắt nguồn từ hình tượng vẻ đẹp của thời đại. Hoàn toàn khác biệt với Christian Dior, Givenchy theo đuổi hình mẫu yểu điệu, nữ tính và có sức quyến rũ sâu sắc từ nội tại. Điều đó đem đến cho Givenchy không những là các vị khách hàng trung thành, mà còn là tình bạn trọn đời, như mối giao cảm tuyệt vời với Audrey Hepburn và sự ra đời của những tác phẩm mang tính di sản của thương hiệu.
Sự rũ bỏ của Hubert de Givenchy năm 1995, để lại trong tay tập đoàn LVMH là một Givenchy đánh mất phương hướng bởi sự phá cách lệch quỹ đạo, từ John Galliano đến Alexander McQueen. Chỉ cho đến khi, Riccardo Tisci được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc sáng tạo, người đã tìm lại bản sắc cho nhà Givenchy, đồng thời cũng là người khái niệm lại giá trị xa xỉ của “tâm hồn thương hiệu” – Haute Couture. Riccardo cực kỳ cầu toàn cho những tác phẩm thiết kế là duy nhất trên thế giới này. Ông không chỉ giới hạn số lượng mẫu thiết kế và khách mời tại các buổi trình diễn; mà còn trưng cầu các vật liệu đặc biệt và tính phức tạp của kĩ thuật cắt may.
Theo styleguide